Câu hỏi thường gặp về đăng ký và bảo hộ sáng chế
Câu hỏi thường
- Đối tượng nào có thể được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế?
Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.
Đối tượng được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế là tập hợp cần và đủ các thông tin về cách thức kỹ thuật và/hoặc phương tiện kỹ thuật (ứng dụng các quy luật tự nhiên) nhằm giải quyết một nhiệm vụ (một vấn đề) xác định.
Giải pháp kỹ thuật có thể thuộc một trong các dạng sau đây:
- Sản phẩm:
- sản phẩm dưới dạng vật thể, ví dụ: dụng cụ, máy móc, thiết bị, linh kiện, mạch điện…, được thể hiện bằng tập hợp các thông tin xác định một sản phẩm nhân tạo được đặc trưng bởi các dấu hiệu (đặc điểm) kỹ thuật về kết cấu, sản phẩm đó có chức năng (công dụng) như một phương tiện nhằm đáp ứng nhu cầu nhất định của con người; hoặc
- sản phẩm dưới dạng chất (gồm đơn chất, hợp chất và hỗn hợp chất), ví dụ: vật liệu, chất liệu, thực phẩm, dược phẩm…, được thể hiện bằng tập hợp các thông tin xác định một sản phẩm nhân tạo được đặc trưng bởi các dấu hiệu (đặc điểm) kỹ thuật về sự hiện diện, tỷ lệ và trạng thái của các phần tử, có chức năng (công dụng) như một phương tiện nhằm đáp ứng nhu cầu nhất định của con người; hoặc sản phẩm dưới dạng vật liệu sinh học, ví dụ: gen, thực vật/động vật biến đổi gen…, được thể hiện bằng tập hợp các thông tin về một sản phẩm chứa thông tin di truyền bị biến đổi dưới tác động của con người, có khả năng tự tái tạo;
- Quy trình hay phương pháp (quy trình sản xuất; phương pháp chẩn đoán, dự báo, kiểm tra, xử lý, v.v.) được thể hiện bằng một tập hợp các thông tin xác định cách thức tiến hành một quá trình, một công việc cụ thể được đặc trưng bởi các dấu hiệu (đặc điểm) về trình tự, thành phần tham gia, biện pháp, phương tiện thực hiện các thao tác nhằm đạt được mục đích nhất định.
- Điều kiện để được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế là gì?
Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau:
- Có tính mới;
- Có trình độ sáng tạo;
- Có khả năng áp dụng công nghiệp.
Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu đáp ứng các điều kiện sau:
- Có tính mới;
- Không phải là hiểu biết thông thường;
- Có khả năng áp dụng công nghiệp.
- Đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích được xử lý trong bao lâu?
Kể từ ngày được Cục Sở hữu Trí tuệ tiếp nhận, đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích được xem xét theo trình tự sau:
- Thẩm định hình thức: 01 tháng
- Công bố đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích:
- Đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích được công bố trong tháng thứ mười chín kể từ ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn, nếu đơn không có ngày ưu tiên hoặc trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ, tùy theo ngày nào muộn hơn;
- Đơn đăng ký sáng chế theo Hiệp ước hợp tác về sáng chế (“đơn PCT”) được công bố trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ đã vào giai đoạn quốc gia;
- Đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích có yêu cầu công bố sớm được công bố trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày Cục Sở hữu trí tuệ nhận được yêu cầu công bố sớm hoặc kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ, tùy theo ngày nào muộn hơn.
- Thẩm định nội dung: không quá mười tám tháng, kể từ ngày công bố đơn nếu yêu cầu thẩm định nội dung được nộp trước ngày công bố đơn hoặc kể từ ngày nhận được yêu cầu thẩm định nội dung nếu yêu cầu đó được nộp sau ngày công bố đơn.
- Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực trong bao lâu?
Bằng độc quyền Sáng chế có hiệu lực kể từ ngày cấp kéo dài đến hết 20 năm kể từ ngày nộp đơn/ngày nộp đơn quốc tế. Hiệu lực bảo hộ cần được duy trì hàng năm.
Bằng độc quyền Giải pháp hữu ích có hiệu lực kể từ ngày cấp kéo dài đến hết 10 năm kể từ ngày nộp đơn/ngày nộp đơn quốc tế. Hiệu lực bảo hộ cần được duy trì hàng năm.
Để được duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ (VBBH), trong vòng 6 tháng trước khi kết thúc kỳ hạn hiệu lực chủ VBBH phải nộp yêu cầu duy trì hiệu lực, đơn duy trì hiệu lực có thể nộp muộn nhưng không quá 6 tháng kể từ ngày kết thúc kỳ hạn hiệu lực và chủ VBBH phải nộp thêm lệ phí duy trì hiệu lực muộn.
- Quyền của người sử dụng trước là gì?
Nếu trước ngày nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ sáng chế/giải pháp hữu ích mà có cá nhân, pháp nhân hoặc hoặc chủ thể khác đã tiến hành việc sử dụng sáng chế/giải pháp hữu ích một cách độc lập với chủ sở hữu của đối tượng sáng chế được bảo hộ thì cá nhân, pháp nhân hoặc hoặc chủ thể khác đó có quyền tiếp tục sử dụng trong phạm vi và khối lượng đã sử dụng trước ngày nộp đơn (“quyền sử dụng trước”).
- Chủ bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích có quyền gì?
Theo quy định, chủ bằng sáng chế có các quyền sau:
- Độc quyền sử dụng sáng chế/giải pháp hữu ích được bảo hộ;
- Quyền chuyển nhượng đơn hoặc bằng sáng chế/giải pháp hữu ích;
- Quyền chuyển toàn bộ hoặc một phần quyền sử dụng sáng chế/giải pháp hữu ích được bảo hộ;
- Quyền khởi kiện người vi phạm.
- Quyền tạm thời đối với sáng chế là gì?
Kể từ ngày công bố đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ sáng chế/giải pháp hữu ích trên Công báo sở hữu công nghiệp đến ngày cấp văn bằng bảo hộ, nếu có người bắt đầu tiến hành sử dụng sáng chế/giải pháp hữu ích thì người nộp đơn có quyền thông báo về việc nộp đơn cho người sử dụng đó biết.
Nếu người sử dụng sáng chế/giải pháp hữu ích vẫn tiếp tục sử dụng mặc dù đã được thông báo thì sau khi Văn bằng bảo hộ được cấp, Chủ Văn bằng bảo hộ có quyền yêu cầu người đã sử dụng sáng chế/giải pháp hữu ích trả một khoản tiền đền bù tương đương với khoản thanh toán cho việc chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp tương ứng (li-xăng) cho người khác trong khoảng thời gian tương ứng.
Sáng chế
- Đối tượng nào có thể được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế?
Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.
Đối tượng được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế là tập hợp cần và đủ các thông tin về cách thức kỹ thuật và/hoặc phương tiện kỹ thuật (ứng dụng các quy luật tự nhiên) nhằm giải quyết một nhiệm vụ (một vấn đề) xác định.
Giải pháp kỹ thuật có thể thuộc một trong các dạng sau đây:
- Sản phẩm:
- sản phẩm dưới dạng vật thể, ví dụ: dụng cụ, máy móc, thiết bị, linh kiện, mạch điện…, được thể hiện bằng tập hợp các thông tin xác định một sản phẩm nhân tạo được đặc trưng bởi các dấu hiệu (đặc điểm) kỹ thuật về kết cấu, sản phẩm đó có chức năng (công dụng) như một phương tiện nhằm đáp ứng nhu cầu nhất định của con người; hoặc
- sản phẩm dưới dạng chất (gồm đơn chất, hợp chất và hỗn hợp chất), ví dụ: vật liệu, chất liệu, thực phẩm, dược phẩm…, được thể hiện bằng tập hợp các thông tin xác định một sản phẩm nhân tạo được đặc trưng bởi các dấu hiệu (đặc điểm) kỹ thuật về sự hiện diện, tỷ lệ và trạng thái của các phần tử, có chức năng (công dụng) như một phương tiện nhằm đáp ứng nhu cầu nhất định của con người; hoặc sản phẩm dưới dạng vật liệu sinh học, ví dụ: gen, thực vật/động vật biến đổi gen…, được thể hiện bằng tập hợp các thông tin về một sản phẩm chứa thông tin di truyền bị biến đổi dưới tác động của con người, có khả năng tự tái tạo;
- Quy trình hay phương pháp (quy trình sản xuất; phương pháp chẩn đoán, dự báo, kiểm tra, xử lý, v.v.) được thể hiện bằng một tập hợp các thông tin xác định cách thức tiến hành một quá trình, một công việc cụ thể được đặc trưng bởi các dấu hiệu (đặc điểm) về trình tự, thành phần tham gia, biện pháp, phương tiện thực hiện các thao tác nhằm đạt được mục đích nhất định.
- Điều kiện để được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế là gì?
Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau:
- Có tính mới;
- Có trình độ sáng tạo;
- Có khả năng áp dụng công nghiệp.
Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu đáp ứng các điều kiện sau:
- Có tính mới;
- Không phải là hiểu biết thông thường;
- Có khả năng áp dụng công nghiệp.
- Đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích được xử lý trong bao lâu?
Kể từ ngày được Cục Sở hữu Trí tuệ tiếp nhận, đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích được xem xét theo trình tự sau:
- Thẩm định hình thức: 01 tháng
- Công bố đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích:
- Đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích được công bố trong tháng thứ mười chín kể từ ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn, nếu đơn không có ngày ưu tiên hoặc trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ, tùy theo ngày nào muộn hơn;
- Đơn đăng ký sáng chế theo Hiệp ước hợp tác về sáng chế (“đơn PCT”) được công bố trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ đã vào giai đoạn quốc gia;
- Đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích có yêu cầu công bố sớm được công bố trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày Cục Sở hữu trí tuệ nhận được yêu cầu công bố sớm hoặc kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ, tùy theo ngày nào muộn hơn.
- Thẩm định nội dung: không quá mười tám tháng, kể từ ngày công bố đơn nếu yêu cầu thẩm định nội dung được nộp trước ngày công bố đơn hoặc kể từ ngày nhận được yêu cầu thẩm định nội dung nếu yêu cầu đó được nộp sau ngày công bố đơn.
- Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực trong bao lâu?
Bằng độc quyền Sáng chế có hiệu lực kể từ ngày cấp kéo dài đến hết 20 năm kể từ ngày nộp đơn/ngày nộp đơn quốc tế. Hiệu lực bảo hộ cần được duy trì hàng năm.
Bằng độc quyền Giải pháp hữu ích có hiệu lực kể từ ngày cấp kéo dài đến hết 10 năm kể từ ngày nộp đơn/ngày nộp đơn quốc tế. Hiệu lực bảo hộ cần được duy trì hàng năm.
Để được duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ (VBBH), trong vòng 6 tháng trước khi kết thúc kỳ hạn hiệu lực chủ VBBH phải nộp yêu cầu duy trì hiệu lực, đơn duy trì hiệu lực có thể nộp muộn nhưng không quá 6 tháng kể từ ngày kết thúc kỳ hạn hiệu lực và chủ VBBH phải nộp thêm lệ phí duy trì hiệu lực muộn.
- Quyền của người sử dụng trước là gì?
Nếu trước ngày nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ sáng chế/giải pháp hữu ích mà có cá nhân, pháp nhân hoặc hoặc chủ thể khác đã tiến hành việc sử dụng sáng chế/giải pháp hữu ích một cách độc lập với chủ sở hữu của đối tượng sáng chế được bảo hộ thì cá nhân, pháp nhân hoặc hoặc chủ thể khác đó có quyền tiếp tục sử dụng trong phạm vi và khối lượng đã sử dụng trước ngày nộp đơn (“quyền sử dụng trước”).
- Chủ bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích có quyền gì?
Theo quy định, chủ bằng sáng chế có các quyền sau:
- Độc quyền sử dụng sáng chế/giải pháp hữu ích được bảo hộ;
- Quyền chuyển nhượng đơn hoặc bằng sáng chế/giải pháp hữu ích;
- Quyền chuyển toàn bộ hoặc một phần quyền sử dụng sáng chế/giải pháp hữu ích được bảo hộ;
- Quyền khởi kiện người vi phạm.
- Quyền tạm thời đối với sáng chế là gì?
Kể từ ngày công bố đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ sáng chế/giải pháp hữu ích trên Công báo sở hữu công nghiệp đến ngày cấp văn bằng bảo hộ, nếu có người bắt đầu tiến hành sử dụng sáng chế/giải pháp hữu ích thì người nộp đơn có quyền thông báo về việc nộp đơn cho người sử dụng đó biết.
Nếu người sử dụng sáng chế/giải pháp hữu ích vẫn tiếp tục sử dụng mặc dù đã được thông báo thì sau khi Văn bằng bảo hộ được cấp, Chủ Văn bằng bảo hộ có quyền yêu cầu người đã sử dụng sáng chế/giải pháp hữu ích trả một khoản tiền đền bù tương đương với khoản thanh toán cho việc chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp tương ứng (li-xăng) cho người khác trong khoảng thời gian tương ứng.