Quy định về chuyển nhượng quyền sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp (SHCN)

Yêu cầu tối thiểu về nội dung của hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp, bao gồm sáng chế, giải pháp hữu ích, nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu tối thiểu phải bao gồm những nội dung sau:

  • Tên đầy đủ và địa chỉ của các bên ký kết hợp đồng;
  • Chi tiết về đối tượng được chuyển nhượng quyền sở hữu (thông tin về giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hoặc bằng độc quyền sáng chế/kiểu dáng đã được cấp);
  • Giá chuyển nhượng quyền sở hữu và phương hức thanh toán;
  • Quyền và nghĩa vụ của mỗi bên;
  • Điều kiện sửa đổi và chấm dứt hợp đồng;
  • Biện pháp giải quyết tranh chấp;
  • Ngày và nơi ký;
  • Chữ ký của mỗi bên hoặc của người đại diện được ủy quyền của mỗi bên cùng với họ tên và chức vụ của các bên ký kết.

Tài liệu cần cung cấp để đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu

  • Giấy ủy quyền của người nộp đơn (bên cấp chuyển quyền sử dụng hoặc bên nhận chuyển quyền sử dụng), yêu cầu cung cấp tại thời điểm nộp đơn;
  • Hai bản gốc hoặc bản sao có chứng thực của hợp đồng, bao gồm cả phụ lục (nếu có) và bản dịch ra tiếng Việt (nếu cần);
  • Bản gốc bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích/kiểu dáng công nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu;
  • Bản sao có công chứng của giấy phép kinh doanh/giấy phép đầu tư nếu bên nhận bên chuyển quyền sử dụng là pháp nhân Việt Nam.

Lưu ý:

  • Không bắt buộc phải đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu tại Cục Sở hữu Trí tuệ. Tuy nhiên, việc đăng ký hợp đồng là điều kiện để hợp đồng có hiệu lực với bên thứ ba;
  • Đơn đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng phải được nộp trong vòng 60 ngày kể từ ngày ký hợp đồng;
  • Hợp đồng có nhiều trang phải có chữ ký của cả bên giao và bên nhận chuyển quyền sử dụng trên mỗi trang hoặc tất cả các trang phải được đóng dấu giáp lai;
  • Đối với tất cả các đơn đăng ký bao gồm cả đơn đăng ký sáng chế, nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp, người nộp đơn chỉ cần điền thông tin, ký và đóng dấu (nếu là pháp nhân) vào mẫu Giấy ủy quyền. Cục Sở hữu Trí tuệ không yêu cầu phải công chứng hay hợp pháp hóa Giấy ủy quyền;
  • Cục Sở hữu Trí tuệ cho phép nộp Giấy ủy quyền gốc sau, với điều kiện phải trả phí nộp muộn và đã cung cấp bản sao (bản gửi qua fax hoặc quét) tại thời điểm nộp đơn, nhưng không thể nộp muộn hơn 1 tháng kể từ ngày nộp đơn.